Dùng các thiết bị xử lý tín hiệu số sẽ giúp cho bạn có được chất lượng âm thanh tốt, thể hiện được rõ những đặc trưng của dòng nhạc hoặc cá tính riêng. Bộ xử lý tín hiệu số hay chỉnh âm bao gồm các thiết bị đa dạng với tác dụng khác nhau. Vậy thì có những gì trong bộ chỉnh âm thanh cũng như tác dụng, lựa chọn sử dụng như nào là tốt nhất? Lời giải sẽ có trong bài viết sau.
Cùng tìm hiểu về các thiết bị xử lý tín hiệu số.
Liệt kê các thiết bị trong bộ xử lý âm thanh
Trong phần này của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thiết bị riêng lẻ có trong bộ xử lý âm thanh. Tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà có thể lựa chọn dùng hoặc không dùng đầy đủ những thiết bị dưới đây.
Equalizer
Equalizer (EQ) thường được gọi là bộ cân bằng. Tác dụng của thiết bị này giúp tăng hoặc cắt bớt biên độ được xác định cụ thể ở trong dải tần bằng vào những mạch lọc. Điều này sẽ giúp cho những thiết bị âm thanh khác như là loa sẽ có độ cân bằng, mang tới được đặc trưng của dòng nhạc hoặc phong cách thể hiện cá nhân.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng EQ khác nhau được dùng tùy theo mục đích. Tuy nhiên, chức năng cơ bản của chúng đều tương tự như nhau.
Graphic EQ
Trước đây thì các Equalizer đều được sử dụng và điều khiển bởi những nút xoay. Tuy nhiên thì theo thời gian, các băng tần số tăng lên nhiều thì sẽ rất rối mắt khiến người dùng khi khó có thể kiểm soát được trạng thái điều khiển của mình. Chính bởi vậy mà Graphic EQ ra đời để khắc phục nhược điểm này. Với dòng EQ này, các thông số được nhìn thấy một cách rõ ràng nên việc sử dụng sẽ dễ dàng hơn.
Graphic EQ mang tới sự thuận tiện lớn về điều chỉnh.
Thay vì dùng các núm xoay, những nút trượt sẽ được thay thế. Lợi ích đầu tiên chính khi trượt thì sẽ tiện lợi hơn khi xoay rất nhiều vì người dùng biết được mức độ điều chỉnh đang ở đâu, 20%, 50% hay 70% một cách đơn giản. Tiếp theo là khi nhìn vào nút trượt thì đường cong EQ cũng được biểu hiện cho nên kiểm soát việc điều khiển được tốt hơn rất nhiều.
Parametric EQ
Đối với Parametric EQ thì tần số âm thanh có thể sẽ được dùng những bộ lọc khác nhau để kiểm soát được các tham số. Sản phẩm này thường được ưu tiên dùng ở những sự kiện yêu cầu tính chuyên nghiệp, cần có sự chặt chẽ về việc kiểm soát, điều khiển các tín hiệu liên quan về âm thanh. Parametric EQ còn có thể được gọi là cân bằng bán tham số.
Khi điều kiện của Equalizer ít nhất là có thể điều khiển tần số và Q ở mức tăng thì mới có độ cân bằng parametric được. Đa số hiện nay thì trên chiết áp quay cũng đã có điều khiển này, thế nhưng số ít sản phẩm Equalizer lại không có quyền điều khiển Q, không tạo được sự cân bằng parametric. Tuy nhiên thì số này khá là ít và hiếm gặp.
Dynamics Processors
Dynamics Processors là bộ xử lý tín hiệu âm thanh dành cho những quá trình tự động. Thiết bị sẽ có nhiều công năng liên quan tới việc kiểm soát phạm vi, tín hiệu và micro.
Dynamics Processors là quá trình tự động tinh chỉnh.
Compressor
Bộ phận này sẽ nén các tín hiệu âm thanh lại từ đó giúp điều chỉnh được mức độ lan truyền của âm thanh trong không gian, kiểm soát phạm vi hoạt động của trang thiết bị. Tính năng này giúp âm thanh từ giọng hát hay nhạc cụ thay đổi âm từ thấp cho tới cao thông qua việc thay đổi tỷ lệ nén.
Khi âm thanh phát ra từ nhạc cụ hoặc giọng hát của ca sĩ quá cao thì có khả năng sẽ bị biến dạng, để hạn chế điều này thì chúng ta sẽ giảm phạm vi động lại giúp âm thanh đảm bảo hơn. Nếu như sử dụng tốt thì trong một bản phối âm, giọng hát cùng nhạc cụ được thể hiện tốt hơn, khiến cho âm nhạc hòa âm trở nên mạnh mẽ, hoành tráng và cân bằng hơn.
Việc nén sẽ được đo đạc nhờ vào tỷ lệ nén đầu vào : đầu ra. Ví dụ nếu áp dụng tỷ lệ nén 3 : 1 thì khi hát ở đầu vào với cường độ 3dB đầu ra mới xuất hiện được 1dB. Độ nén càng cao thì phạm vi động sẽ càng trở nên nhỏ hơn. Nếu như nén với tỷ lệ từ 20 : 1 trở lên thì lúc này máy nén sẽ giống như bộ giới hạn mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay bên dưới.
Limiter
Limiter là bộ giới hạn tín hiệu âm thanh, giúp cho đầu ra bị giới hạn và ngắn lại trong trường hợp đạt tới định mức giới hạn. Khi tín hiệu quá cao thì sẽ khiến cho âm thanh bị méo âm hoặc là hỏng loa vì quá tải. Vậy cho nên Limiter sẽ giúp hạn chế tình trạng này lại bằng cách cắt và chặn tín hiệu trong cả tín hiệu analog và digital.
Limiter sẽ giới hạn âm thanh về khi tới ngưỡng.
Thông thường thì cả bộ giới hạn và bộ nén kể trên đều sẽ giúp hỗ trợ cho việc điều khiển tín hiệu âm thanh. Khi âm thanh đến ngưỡng giới hạn thì bắt đầu nén, và sau khi đã nén mà vẫn đạt đến ngưỡng giới hạn thì lại tiếp tục quá trình cắt chặn. Các ngưỡng này khi cài đặt càng thấp thì việc nén ở tín hiệu đầu vào sẽ càng lớn.
Trong khi xử lý tín hiệu số, trường hợp thực hiện nén và đặt ngưỡng giới hạn tín hiệu âm thanh khiến cho âm thanh trở nên không đảm bảo được tín hiệu thì cần khắc phục. Có một số các thiết bị nén giúp liên kết với stereo nhằm đưa toàn bộ các kênh vào cùng mức độ nén với nhau, có thể sẽ là cùng tăng hoặc cùng giảm.
Gate
Đối với các tín hiệu số thì Gate cũng là máy nén, tuy nhiên thiết bị này lại được áp dụng để kiểm soát micro. Micro là thiết bị âm thanh đầu vào, nếu như có nhiều micro cùng hoạt động trong hệ thống thì khả năng phản hồi lại sẽ bị giảm vì quản lý nhiều thiết bị. Chính bởi vậy mà Gate sẽ đảm bảo tối ưu cho đầu vào của micro giúp kiểm soát tốt hơn.
Cụ thể thì trong hệ thống khi dùng Gate, những micro không sử dụng hoặc là tín hiệu của micro bị giảm xuống một ngưỡng nào đó thì micro đó sẽ tạm ngưng hoạt động. Điều này làm giảm nhiễu âm thanh, giúp âm thanh đầu vào được sạch, không lẫn các hỗn tạp của âm thanh vào khiến cho hệ thống xử lý trở nên nặng nề. Nếu số lượng micro trong hệ thống càng nhiều thì Gate càng quan trọng.
Gate có thiên hướng tinh chỉnh âm thanh đầu vào.
Ngoài ra thì khi có nhiều nhạc cụ gần nhau, một nhạc cụ chính có tín hiệu mạnh nhất ở gần với đầu thu vào (micro), còn lại các nhạc cụ xung quanh khi âm thanh vang đến mặc dù tín hiệu không quá cao nhưng vẫn gây ra nhiễu âm. Lúc này Gate sẽ giúp lọc được các tín hiệu thấp để tập trung cho nhạc cụ chính. Ví dụ khi bạn thu tiếng trống, tiếng ghita ở bên cạnh sẽ không lẫn được vào.
Vang số
Vang số, Effect, Echo, Reverd.... có rất nhiều cái tên dành cho thiết bị này. Sau khi các âm thanh đã được nén thì sự phản hồi của âm thanh sẽ là điều cần được quan tâm đến. Thông thường khi dùng trong phòng kín, hội họp, sân khấu trong nhà, âm thanh sẽ vang lại khi va chạm với tường hoặc vật cản. Tuy nhiên ngoài trời hoặc không gian lớn thì lại không được như vậy.
Chính vì thế mà trong hệ thống xử lý tín hiệu số cần có thiết bị này để tạo thành hiệu ứng tiếng vang. Các tiếng vỗ tay, tiếng hát có được độ vang của mình giúp cho toàn bộ chương trình sự kiện trở nên sôi động hơn. Thiết bị được sử dụng nhiều trong những sân khấu liên quan tới âm nhạc chuyên nghiệp hoặc là sân khấu ngoài trời, những nơi không tạo được âm vang.
Delay
Delay là thiết bị xử lý âm thanh giúp tạo ra độ trễ. Đây cũng là một hiệu ứng được sử dụng từ lâu và phổ biến, khiến cho giữa âm thanh đầu vào và đầu ra có sự chênh lệch trễ hơn so với nhau. Tác dụng chủ yếu của độ trễ này là khi âm thanh trễ quay lại sẽ được mix cùng với tín hiệu gốc, mang tới cho âm thanh sự rõ ràng đến với người nghe.
Delay tạo độ trễ cho các âm thanh.
Trong xử lý tín hiệu số thì việc delay có thể được tùy chỉnh theo nhiều cách khác nhau như là trễ hai bên trái - phải, trễ theo nhịp, trễ trường độ dài ở các nốt cao và ngân.... Việc tinh chỉnh mức độ delay là không hề dễ dàng cho nên cần thực hiện bởi những người chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên sâu hoặc làm việc liên quan tới âm nhạc.
Exciter
Exciter là bộ tăng cường giúp cho âm thanh vốn phẳng thì sẽ có được độ sáng cao hơn. Đặc biệt đối với giọng nói thì sẽ trở nên sinh động hơn. Trong âm nhạc thì lại không phải thể loại nào cũng cần đến Exciter, đơn cử như các bài trầm thấp hoặc là ở mức trung, tuy nhiên với các nốt cao, dòng nhạc trẻ trung thì lại khá quan trọng. Sử dụng Exciter khiến cho các nhạc cụ hoặc giọng hát trở nên thú vị, phù hợp với nhạc hiện đại và sôi động.
Cách hoạt động của thiết bị này đó là trong các âm thanh nhận được nó sẽ lọc ra những phần mà tần số cao hơn. Sau đó thực hiện nén để thay đổi, trộn lại với âm thanh gốc. Chính bởi vậy mà âm thanh sẽ trở nên cực kỳ trong trẻo và cao, người nghe sẽ có cảm giác thanh mảnh.
Bộ xử lý tín hiệu số DSP
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều trang thiết bị giúp xử lý tín hiệu số trong âm thanh sân khấu. Tuy nhiên thì ngay bây giờ chúng ta lại cùng nhau chuyển tới một thiết bị mà có khả năng thay thế cho toàn bộ các sản phẩm kể trên, đó chính là DSP - thiết bị xử lý âm thanh chuyên nghiệp.
Cùng tìm hiểu về thiết bị xử lý tín hiệu số DSP.
Khái niệm về bộ xử lý DSP
DSP là viết tắt của Digital Signal Processor, thiết bị giúp điều chỉnh được tín hiệu âm thanh với nhiều chức năng được tích hợp lại từ các thiết bị riêng lẻ đề cập tới ở phần trên của bài viết. Chính bởi vậy mà chỉ cần qua một thiết bị duy nhất này chúng ta đã có thể xử lý được những tín hiệu một các dễ dàng.
Thiết bị có thể điều chỉnh được qua smartphone hoặc máy tính dựa theo phần mềm cụ thể của từng nhà sản xuất. DSP còn giúp cho bạn xác định được trạng thái âm thanh của bạn đang như thế nào, qua đó đưa ra hiệu chỉnh phù hợp nhất cho trường hợp sử dụng của mình. Nó giống như là GPS cho hệ thống âm thanh sân khấu ca nhạc vậy.
Đặc điểm nổi bật
Như đã nói thì DSP tích hợp rất nhiều hiệu ứng tùy chỉnh cho tín hiệu của âm thanh. Cụ thể hơn gồm có:
-
Phân chia dải tần số âm thanh thành trầm - trung - cao và đưa tới các loa phù hợp như loa sub, loa full.
-
Tạo nên sự đặc trưng của dòng nhạc hoặc phong cách biểu diễn không khác gì Equalizer, giúp cân bằng được nhiều âm sắc.
-
Giới hạn thang âm tương tự như Limiter để tín hiệu âm không vượt quá ngưỡng, giúp bảo vệ cho loa không bị quá tải.
-
Tăng cường mức độ công hưởng giúp cho việc thể hiện âm thanh được trở nên hoàn hảo.
-
Có cả chức năng để delay một cách dễ dàng giúp nhiều thiết bị loa cùng phát âm thanh tại một thời điểm như nhau.
-
Nén và kiểm soát được âm lượng để hạn chế sự biến động, vỡ âm, méo âm giúp cho người nghe có trải nghiệm tốt.
Có rất nhiều đơn vị, thương hiệu sản xuất DSP, từ đó mà các sản phẩm sẽ có ưu nhược điểm khác nhau phù hợp cho từng trường hợp. Tuy nhiên các đặc điểm nổi bật kể trên thì bất cứ thiết bị DSP nào cũng sẽ có.
Sản phẩm là tích hợp tính năng của nhiều thiết bị riêng lẻ.
Phân loại DSP
Hiện nay thì DSP sẽ được chia ra làm 2 loại đó là Processor và Compressor. Mỗi loại này sẽ mang theo tác dụng đặc trưng đối với âm thanh.
DSP Digital Processor
Dòng sản phẩm chủ yếu mang lại khả năng tích hợp cực kỳ nhiều tính năng khác nhau, giúp điều chỉnh âm nhạc chi tiết nhất có thể. Việc điều khiển có thể thông qua điện thoại hay máy tính có cài đặt phần mềm tương ứng từ nhà sản xuất. Thông thường thiết bị được dùng để cân bằng âm sắc, chia các dải âm tần cùng với giới hạn thang âm để chống quá tải cho loa.
Các thương hiệu nổi tiếng về dòng sản phẩm này có thể kể đến như DAS, Processor Lake, Soundking, Inter-M.... Những sản phẩm ưa chuộng như DAS DSP 2040, DAS DSP 4080, Soundking AP2040, Soundking AP3060....
DSP Compressor
Thiết bị này giúp cho âm thanh trở nên mềm mại, rõ nét hơn rất nhiều so với âm thanh gốc. Việc xử lý tập trung vào điều chỉnh âm lượng của âm thanh, các tín hiệu âm thanh nhỏ hoặc là lớn.
DSP Compressor được sản xuất từ nhiều thương hiệu nổi tiếng về âm thanh.
Các thương hiệu nổi tiếng về dòng sản phẩm này như là Soundking hoặc là ART, những thiết bị nổi bật được thị trường ưa chuộng nhất là ART Pro VLA II hoặc Soundking SCL350....
DSP thường được dùng trong trường hợp nào?
Như đã biết thì DSP giúp xử lý tín hiệu số với nhiều tính năng được tích hợp, có thể thay thế cho các thiết bị rời rạc ở phần đầu của bài viết. Tuy nhiên thì có những trường hợp nhu cầu người dùng chỉ cần tới 1-2 thiết bị xử lý với hiệu ứng cần thiết mà thôi. Vậy lúc nào nên dùng DSP?
Cần hiệu chỉnh nhiều hiệu ứng
Nếu như chỉ cần có tiếng vang thì dùng vang số, cần giới hạn thì dùng Limiter..... Cần cái nào lựa chọn thiết bị tương ứng sẽ giúp tối ưu về công năng lẫn chi phí. Tuy nhiên khi cần phải hiệu chỉnh nhiều tính năng hiệu ứng khác nhau thì DSP sẽ tối ưu hơn gấp rất nhiều lần. Để có 5 hiệu ứng âm thanh bạn phải chọn 5 thiết bị xử lý khác nhau ư? DSP là đủ rồi.
Trong những buổi biểu diễn ca nhạc mang tính thưởng thức, những ca sĩ chuyên nghiệp cần tinh chỉnh đủ mọi hiệu ứng thì DSP sẽ rất phù hợp. Ngoài ra thì những người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc, dùng tới các hiệu ứng kết hợp, thu âm trong phòng, sản xuất âm nhạc.... cũng nên ưu tiên lựa chọn DSP hơn.
Hệ thống âm thanh phức tạp và nhiều thiết bị sẽ cần DSP.
Cần lưu giữ các cấu hình
Khi bạn cùng với những người khác dùng chung thiết bị, mỗi người sẽ có một cách tinh chỉnh xử lý cho âm thanh khác nhau. Vậy có phải khi bạn dùng tới sẽ phải tinh chỉnh lại từ đầu không? Điều này rất mất thời gian, vậy với DSP cho dù người khác có chỉnh như nào đi chăng nữa, bạn cũng chỉ cần áp dụng lại cấu hình mà mình đã lưu là được.
Ngoài ra khi dùng thiết bị trong nhiều trường hợp khác nhau, mỗi trường hợp bài hát lại cần hiệu ứng phù hợp. Vậy sau mỗi lần sử dụng bạn sẽ phải chỉnh lại hiệu ứng cho phù hợp với đoạn nhạc sau đó khiến tốn công sức và thời gian. Vậy thì hãy lập ra nhiều hiệu ứng tinh chỉnh tín hiệu cho âm thanh, cần tới cái nào ta áp dụng cái đó là xong. Thật đơn giản có đúng không?
Các bộ xử lý tín hiệu số DSP được ưa chuộng nhất hiện nay
Có rất nhiều thiết bị xử lý tín hiệu số DSP hiện nay trên thị trường. Tuy nhiên thì có một số sản phẩm này được ưa chuộng một cách rõ rệt hơn cả. Vậy thì chúng ta cùng nhau điểm qua những thiết bị được đánh giá cao nhất từ người tiêu dùng ngay nào.
DriveRack DBX PA2
Bộ xử lý âm thanh DBX PA2 khá hoàn hảo ở mọi khía cạnh. Xét về tính thẩm mỹ, sản phẩm có màu đen huyền bí, thiết kế liền khối có thể khiến cho toàn bộ hệ thống âm thanh có thêm điểm nhấn ấn tượng. Sản phẩm này được tích hợp cực kỳ nhiều tính năng, vượt trội hơn các sản phẩm ở thế hệ cũ.
DriveRack DBX PA2
Với công nghệ cải tiến AutoEQ thì EQ sẽ được tinh chỉnh một cách tự động và rất phù hợp. Nhờ vậy mà một số người có chuyên môn chưa được quá chuyên sâu về âm thanh cũng có thể sử dụng. Các thiết bị âm thanh đầu ra lẫn đầu vào đều có thể kết nối dễ dàng nhờ vào số lượng cổng nhiều, đa dạng mọi thiết bị với nhiều phiên bản khác nhau để sử dụng.
Trong số những cổng kết nối thì cổng Micro XLR RTA được đánh giá cao cũng như là điểm giúp cho sản phẩm được ưa chuộng nhất. Cổng này mang tới khả năng chống hú rít cho micro khi sử dụng, cho dù có đứng ngay cạnh loa thì micro vẫn đảm bảo có thể lọc được những tần số âm khác ra ngoài, đảm bảo chất lượng của âm thanh chính.
DriveRack DBX PA+
Bộ xử lý âm thanh DBX PA+ này gần giống với PA2 về màu sắc chủ đạo, tuy nhiên đã được thêm vào đó những màu trắng để tạo nên sự khác biệt, không còn giữ vẻ truyền thống nữa. Cách thiết kế này giúp thiết bị như được làm mới, bớt đi cảm giác cũ kỹ trong dòng sản phẩm.
DriveRack DBX PA+.
Nếu như PA2 có AutoEQ thì đối với PA+ nó sẽ là AutoEQ Wizard bởi vì số lượng tăng tần RTA Tunes lên tới 28 và điều này giúp cho âm thanh có được một sự thể hiện hoàn hảo hơn nữa. Cổng micro cũng được chăm chút khi mà cả 2 cổng mic Preamp và Preamp Phantom đều gây ra được sự ảnh hưởng tích cực đến âm thanh thu vào trong micro.
Đối với những cổng kết nối đầu ra thì với dạng Male XLR giúp cho âm điện tử được trở nên hài hòa hơn trong hệ thống. Cổng RF thì lại khiến cho những tiếng đầu vào có được mức độ ổn định và cân bằng hơn nữa so với sản phẩm đời trước. Ngoài ra thì cổng IV Range cũng được thay đổi phần chất liệu chế tạo, mang tới chất lượng tốt cùng khối lượng nhẹ hơn cho thiết bị.
DriveRack DBX Venus 360
Tương tự như 2 sản phẩm trên cùng tới từ thương hiệu DBX thì Venus 360 cũng có công nghệ AutoEQ. Tuy nhiên có một sự khác biệt khiến cho sản phẩm được ưa chuộng đó là công nghệ AFS Signature được thay đổi và nâng cấp khiến cho độ bền của thiết bị được đảm bảo tối đa.
DriveRack DBX Venus 360.
Venus 360 cũng có thể kết nối được với rất nhiều thiết bị trong hệ thống âm thanh giúp xử lý tín hiệu số được tốt hơn với 6 cổng đầu ra và 3 cổng đầu vào. Việc này khiến cho các thiết bị âm thanh và việc tinh chỉnh hiệu ứng sẽ được chi tiết tới từng thiết bị, mang tới sự hoàn hảo cho âm thanh phát ra.
Cuối cùng đó là công nghệ AutoEQ của Venus 360 cũng được cải tiến đôi chút nhằm hoạt động được thông minh hơn. Công nghệ này sẽ có tốc độ và hiệu quả nhận diện âm thanh tốt, tăng cường khả năng xử lý tín hiệu. Bạn có thể tùy chỉnh thông số tín hiệu âm thanh với Venus 360 bằng phần mềm cài đặt trên mọi hệ điều hành đang có mặt trên thị trường.
DriveRack DBX 260
Một gợi ý cuối cùng khác đến từ DBX đó là DriveRack 260. Sản phẩm được thiết kế công năng với cấu hình gồm cả crossover lẫn bandpass, ngoài ra thì còn RTA cùng đầu ra xử lý một cách độc lập giúp tinh chỉnh toàn thời gian một cách tốt nhất.
DriveRack DBX 260.
Sản phẩm có một bộ lọc cùng với khuếch đại ở ngay đầu vào, đầu ra thì có giới hạn EQs để giúp hạn chế việc bị thổi loa hoặc là giữ những liên kết trang thiết bị hệ thống được liền mạch. Điều này sẽ được hỗ trợ bởi hệ thống đầu ra và EQs. Đây là một đặc điểm mà không phải sản phẩm nào cũng có, giúp cho thiết bị phù hợp với hệ thống âm thanh phức tạp.
Cuối cùng là những tín hiệu sẽ được điều khiển một cách đơn giản nhờ vào cảm biến và kết cấu của thiết bị. Có tới tận 28 băng tần khuếch đại đồ hòa và những kênh độc lập công suất giúp thực hiện điều chỉnh. Module stereo cũng được nén theo tiêu chuẩn của công nghiệp cho nên chất lượng của thiết bị mang tới cho hệ thống rất lớn.
Soundking SPS10
Trong các thương hiệu sản xuất thiết bị xử lý tín hiệu số DSP thì Soundking là một cái tên không thể không kể đến. Sản phẩm nổi bật nhất đến từ thương hiệu này chính là SPS10 với sự phân tần cực kỳ tách bạch cho cả loa full lẫn loa bass trầm. Nhờ vào điều này những dải tần sẽ không bị ảnh hưởng cho dù có rất nhiều bộ lọc được sử dụng chung với nhau.
Soundking SPS10.
Khả năng cân bằng âm thanh giữa những thiết bị trong hệ thống của SPS10 cũng rất tốt khi được thực hiện tự động nhưng âm thanh vẫn đảm bảo được sự nhẹ nhàng mượt mà chứ không bị ảnh hưởng. Đây cũng chính là lý do chính giúp cho SPS10 được ưa chuộng trong các sự kiện sân khấu, tổ chức ca nhạc chuyên nghiệp....
Một điểm mạnh nữa của sản phẩm đó chính là MCU thông minh để đầu ra có thể hoạt động tự động hóa. Việc tự động này bảo vệ cho các trang thiết bị, không gây quá tải hay chập cháy cho nhiều sản phẩm liên kết với nhau. Nguyên nhân là do các liên kết sẽ được kết nối hoặc là ngắt tự động theo các trình tự logic nhất định cho nên rất an toàn cho cả hệ thống.
Soundking SCX236
Một cái tên nữa cũng đến từ chính Soundking đó chính là SCX236. Thiết bị gần giống như một bộ dùng để chia tần âm thanh cho nhiều thiết bị loa tương ứng, dùng để đưa âm thanh có tần số thích hợp tới loa phù hợp. Sản phẩm cũng sẽ điều chỉnh chéo những tần thấp, tạo thành một sự liền mạch cho âm thanh, giúp nâng cao chất lượng tổng thể.
Soundking SCX236.
Đặc biệt là khi âm tần có mức độ từ 20Hz cho tới 40kHz thì thiết bị này là hoàn hảo bởi thiết kế sản phẩm sẽ phù hợp kiểm soát những âm thanh vào khoảng này. Thật may mắn là gần như 100% âm thanh ngày nay đều có mức tần như vậy. Chính vì thế mà cả hệ thống âm thanh sẽ được hài hòa với nhau nhờ vào sự kiểm soát của SCX236.
Trọng lượng của thiết bị này khá là nhỏ nhẹ, chỉ chưa tới 3kg và kích thước nhỏ nhắn giúp cho việc lắp đặt được đơn giản hơn rất nhiều. Từ trước tới nay thì Soundking luôn mang tới thị trường những sản phẩm âm thanh có chất lượng vượt trội và SCX236 chính là một trong số những cái tên được nhiều người tiêu dùng nhắc tới.
Lexicon MX400
Lexicon MX400 là một sản phẩm giúp xử lý tín hiệu số sẽ mang tới ấn tượng tới người dùng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Điểm mạnh lớn nhất của thiết bị khiến cho nhiều khách hàng lựa chọn đó chính là việc điều chỉnh cực kỳ dễ dàng nhờ vào giao diện trực quan. Qua đó thì mọi thông tin về tín hiệu của âm thanh trong hệ thống đều được nắm bắt.
Lexicon MX400.
Bộ xử lý của MX400 có tới 17 tính năng được tích hợp vào, việc này giống như bạn đang đồng thời tinh chỉnh 17 thiết bị hiệu ứng âm thanh trong một thời điểm. Chính vì thế mà sản phẩm đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng khác nhau, tuy nhiên để làm được điều đó, người sử dụng cần cực kỳ nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực âm nhạc chuyên nghiệp.
Việc kết nối của sản phẩm cũng dễ dàng hơn nhờ vào đầu nối cổng USB. Ngay khi mua sản phẩm thì đã có tới trên 200 cấu hình theo nhiều trường hợp khác nhau được cài đặt sẵn. Bạn có thể điều khiển MX400 thông qua mọi hệ điều hành với trên 20 phần mềm hỗ trợ. Đây là thiết bị hoàn hảo để xử lý âm thanh, thế nhưng hãy nhớ nó cũng phải được dùng bởi người có chuyên môn.
Ashly Protea 4.8SP
Thật khó để nói ra điều này, thế nhưng Ashly Protea 4.8SP là sản phẩm không có ưu điểm quá vượt trội. Bù lại, Ashly Protea 4.8SP lại được ưa chuộng nhiều bởi vì thiết bị này cũng chẳng có nhược điểm nào cả. Sản phẩm đa năng, được chấm điểm là mức khá ở mọi khía cạnh cho dù là cổng kết nối, hệ thống tinh chỉnh, công năng hoạt động và thậm chí là cả thiết kế của sản phẩm.
Ashly Protea 4.8SP.
Nếu những sản phẩm khác đều có điểm mạnh và nên được lựa chọn trong trường hợp cụ thể, thì Ashly Protea 4.8SP là sản phẩm nên được lựa chọn khi không biết nên dùng thiết bị nào. Duy nhất có một sự khác biệt có thể gọi là ưu điểm của thiết bị này đó là quản lý được thiết bị ở 4 cổng vào và 8 đường ra, thêm nữa đó là các nút chỉnh có độ nhạy tốt.
Mua xử lý tín hiệu số ở đâu uy tín và tốt nhất?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị kinh doanh buôn bán hoặc là cho thuê những trang thiết bị xử lý tín hiệu số, trong số đó không thể thiếu đi cái tên Music Group. Là một đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh và cho thuê các trang thiết bị tổ chức sự kiện sân khấu, mọi sản phẩm và dịch vụ, cũng như giá thành cũng sẽ luôn được đảm bảo.
Trong suốt thời gian dài hoạt động, bằng vào sự tận tâm trong phục vụ, cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới muôn vàn sự kiện sân khấu, hội trường, biểu diễn ca nhạc.... Bất cứ trường hợp nào cần trang thiết bị âm thanh chúng tôi cũng đều đáp ứng được một cách khiến khách hàng hài lòng. Chính bởi vậy mà hiện nay chúng tôi có vị thế nhất định trên thị trường.
Music Groups – chuyên trang thiết bị tổ chức sự kiện sân khấu.
Bạn có thể mua, thuê các sản phẩm âm thanh ánh sáng, trang thiết bị sân khấu hay thậm chí là thuê cả dịch vụ thiết kế lắp đặt trọn gói từ Music Group. Chúng tôi sẽ tư vấn, giúp bạn đáp ứng được nhu cầu về toàn bộ các sản phẩm cần thiết cũng như là tối ưu về chi phí cần phải bỏ ra. Chính bởi những điều này đã giúp cho chúng tôi có được như ngày hôm nay.
Các sản phẩm và trang thiết bị loa đài, amply, micro, xử lý âm thanh.... đều là hàng chính hãng, có đầy đủ những giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ, thậm chí là giá thành rất phù hợp. Việc bảo hành dài hạn cũng giúp cho các bạn yên tâm hơn khi lựa chọn Music Group, toàn bộ quá trình vận chuyển, hỗ trợ lắp đặt, xử lý sự cố.... đều là điều chúng tôi cần phải thực hiện.
Nếu như bạn đang có nhu cầu mua hay thuê xử lý tín hiệu số nói riêng, các trang thiết bị âm thanh nói chung hay là cần thiết kế tổ chức sân khấu sự kiện, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách chi tiết nhất. Xin chân thành cảm ơn.