Loa sân khấu không thể thiếu trong các sự kiện lớn. Âm thanh mà chúng phát ra giúp khuấy động bầu không khí tại sân khấu thêm sôi động, khiến khán giả hào hứng. Bạn muốn mua dàn loa sân khấu nhưng chưa biết lựa chọn sản phẩm của hãng nào? Vậy bạn hãy điểm qua danh sách 10 mẫu loa sân khấu cao cấp trong bài tổng hợp dưới đây nhé!
Loa sân khấu là gì?
Loa sân khấu luôn không thể thiếu trong các sự kiện lớn
Khái niệm loa sân khấu dùng để chỉ các loại loa công suất lớn, có khả năng khuếch đại âm thanh ở một không gian rộng. Những loại loa này hay lắp đặt tại khu vực sân khấu, hội trường trong nhà hoặc ngoài trời.
Nhờ có hệ thống loa mà chất lượng âm thanh tại khu vực sân khấu được nâng lên đáng kể. Giờ đây những sự kiện quan trọng như cưới hỏi, biểu diễn văn nghệ, hội thảo,.. đều cần có sự góp mặt của dàn loa sân khấu chuyên nghiệp.
Cấu tạo của loa sân khấu
Mỗi bộ loa sân khấu luôn cấu thành từ nhiều bộ phận linh kiện. Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến 6 bộ phận dưới đây.
-
Thùng loa sân khấu
Vỏ thùng luôn là một trong những bộ phận cơ bản và quan trọng nhất của mọi chiếc loa. Vỏ loa sân khấu ngoài tác dụng bảo vệ linh kiện bên trong thì còn nhiệm vụ tăng tính thẩm mỹ.
Vỏ thùng luôn là một trong những bộ phận cơ bản và quan trọng nhất của mọi chiếc loa
Bên cạnh tác dụng bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ, thùng loa sẽ có vai trò như một khung đỡ cho tập hợp loa bass treble rời. Nhờ đó trong khi vận chuyển hay hoạt động, hệ thống loa bass, loa treble luôn được cố định.
Khi đóng thùng loa sân khấu, nhà sản xuất đã nghiên cứu kỹ nhu cầu sử dụng. Nhằm cho ra đời sản phẩm loa có bộ vỏ chắc chắn nhưng vẫn đầy tính thẩm mỹ và chất âm hay.
-
Lưới loa sân khấu
Lưới loa hay còn gọi là mặt chắn bảo vệ. Chất liệu chính để sản phẩm lưới loa sân khấu là loại thép không gỉ. Ngoài ra, một số kiểu loa khác, phần mặt chắn bảo lại được chế tạo từ vải thun có độ căng và co giãn tốt.
Cho dù sản phẩm từ chất liệu nào đi chăng nữa, lưới loa cũng phải đảm bảo độ bền để bảo vệ phần linh kiện bên trong. Trong khi di chuyển hay hoạt động, mặt chắn loa cần chống chịu tốt với lực va đập từ bên ngoài.
-
Củ loa bass treble rời
Hệ thống của loa củ loa bass treble rời chính là bộ phận quan trọng nhất của mỗi loa sân khấu. Không có bass treble đồng nghĩa chiếc loa không thể thực hiện chức năng phát âm thanh.
Mỗi củ loa bass lại đảm nhận một vai trò riêng. Chúng hoạt động riêng biệt nhưng cuối cùng đều tập hợp lại và tạo ra nguồn âm thanh đồng nhất, chất lượng nhất.
-
Dây loa sân khấu
Chức năng chính của dây loa là kết nối các hệ thống thiết bị âm thanh lại với nhau. Nếu không có phần dây này dàn loa thùng công suất lớn hay nhỏ đều không thể hoạt động bình thường.
-
Trạm loa hay còn gọi là phân tần
Trạm loa có lẽ là bộ phận còn tương đối xa lạ với phần đông mọi người. Phần linh kiện này thường gắn ở vị trí phía sau loa (phần lồi hoặc lõm phía sau loa).
Bên trong mỗi trạm loa đều có thông tin của từng model và mạng lưới công kết nối. Như vậy, đây là bộ phận khá quan trọng giúp kết dàn loa với hệ thống thiết bị ngoại vi khác.
-
Chân để loa sân khấu
Chân đế hay khung treo loa sân khấu là bộ phận không bắt buộc nhưng nếu muốn đặt loa ở vị trí cao hơn, bạn sẽ cần dùng đến phần chân đế. Phần chân đỡ thường thiết kế theo từng cặp, bố trí đối xứng 2 bên sân khấu.
Chân cho loa sân khấu có khả năng nâng đỡ chiếc loa có khối lượng từ 20 đến 60kg. Chiều cao luôn thiết kế cao hơn với tầm tai của người nghe. Trọng lượng của phần chân đế khá nhẹ nhưng rất chắc chắn.
Ngoài 6 bộ phận chính vừa liệt kê, dàn loa sân khấu vẫn còn nhiều phần bộ phận khác. Khi dàn loa gặp trục trặc cần sửa chữa, bạn có thể tìm đến nơi cung cấp vật tư loa sân khấu để tìm mua linh kiện thay thế.
Ưu điểm của dòng loa sân khấu
Ưu điểm lớn nhất của loa sân khấu là khả năng phát ra âm thanh có độ lan tỏa rộng trong một không gian lớn. Thiết kế loa đẹp mắt, sang trọng phù hợp bố trí tại khu vực sân khấu.
Ưu điểm của dòng loa sân khấu
Không giống như dòng loa karaoke hay nghe nhạc bình thường, loa sân khấu cho chất lượng âm thanh sống và có uy lực hơn hẳn. Với dàn bass siêu trầm mạnh mẽ, loa treble cực sáng. Nhờ đó, âm thanh phát ra không bị chói hay ríu rít.
Góc khuếch đại của loa tương đối rộng giúp âm bao phủ được hầu như mọi ngóc ngách. Người ngồi xa sân khấu vẫn nghe rõ nhưng người ngồi gần lại không bị chói tai.
Phân loại loa sân khấu
Dựa vào kích thước loa bass, dải âm và môi trường sử dụng, loa sân khấu có thể được phân ra thành nhiều loại.
Phân loại loa sân khấu theo kích thước bass
Kích thước bass là cơ sở quan trọng để phân loại loa dùng cho sân khấu.
-
Loa sân khấu 3 tấc
Loa sân khấu 3 tấc sở hữu kích thước bass 30cm. Sở gọi có tên gọi loa 3 tấc là bởi lâu nay mọi người vẫn quy ước 10cm thì bằng 1 tấc. Vì thế thay vì gọi là loa sân khấu bass 30, dân trong ngành vẫn gọi là loa 3 tấc cho dễ nhớ.
-
Loa sân khấu 4 tấc
Loa sân khấu 4 tấc có kích thước bass tương đương 40cm. Loại loa này còn có tên gọi khác là loa sân khấu bass 40. Kích thước bass tăng lên kéo theo phần khung vỏ loa cũng lớn hơn.
Loa sân khấu 4 tấc có kích thước bass tương đương 40cm
Dòng loa sân khấu 4 tấc đôi hiện sử dụng tại khá nhiều sân khấu. Giá loa sân khấu 4 tấc thường cao hơn so với loa 3 tấc. Điều này dễ nhận thấy nếu bạn đã từng tìm mua loa sân khấu 4 tấc.
-
Loa sân khấu 5 tấc
Loa 5 tấc là loại loa sở hữu bass có kích thước 50cm. Về cơ bản cấu tạo của loại sân khấu 5 tấc tương tự như dòng loa 3 hay 4 tấc.
Bass lớn hơn kéo theo kích thước thùng loa có thể lớn hơn. Đương nhiên thùng loa bass 50 cũng lớn so với kích thước thùng loa bass 25.
Phân loại loa sân khấu theo môi trường sử dụng
Dựa vào môi trường sử dụng, loa sân khấu sẽ chia thành 2 loại. Gồm có dàn loa sân khấu ngoài trời và loa sân khấu trong nhà.
-
Loa sân khấu ngoài trời
Đây là hệ thống loa cỡ lớn dùng cho khu vực sân khấu ngoài trời có diện tích rộng. Vì chủ yếu hoạt động tại môi trường ngoài trời nên kết cấu của loa rất chắc chắn. Hệ thống dàn loa đồ sộ khiến người nghe phải choáng ngợp.
Loa sân khấu ngoài trời
Giá loa sân khấu ngoài trời cao hơn so với loa trong nhà. Bởi công suất loa khá cao, mỗi dàn loa gồm nhiều loa thành phần chứ ít khi hoạt động riêng lẻ.
-
Loa sân khấu trong nhà
Đối với khu vực sân khấu trong nhà, hệ thống âm thanh không cần phải cồng kềnh như không gian ngoài trời. Trong đó, kiểu loa treo kiểu dáng nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển đang rất được ưa chuộng. Giá loa treo sân khấu trong nhà tùy thuộc vào từng hãng sản xuất. Tuy nhiên nhìn chung, giá bán loa sân khấu dùng trong nhà sẽ không cao bằng loa ngoài trời.
Phân loại loa sân khấu theo dải âm
Dải của hệ thống loa sân khấu gồm âm trung, âm trầm và âm cao. Một bộ loa có thể tích hợp cùng lúc 3 dải âm hoặc thiên về một dải âm nào đó.
-
Loa toàn dải
Loa toàn dải hay còn gọi là loa thùng sân khấu chỉ sử dụng một thùng nhưng lại có khả năng tái hiện đầy đủ 3 dải âm. Vậy nên, kiểu loa này đặc điểm phù hợp với các sự kiện ca nhạc đòi sự đa dạng trong dải âm.
-
Loa siêu trầm
Loa siêu trầm hay loa sub sở hữu thiết kế đặc biệt có khả năng tái hiện dải âm bass có tần số thấp. Chất liệu làm ra bộ vỏ loa thường là gỗ tự nhiên đem đến sự sang trọng, hỗ trợ tái hiện âm thanh ở tần số thấp nhất tốt hơn.
Loa siêu trầm hay loa sub sở hữu thiết kế đặc biệt có khả năng tái hiện dải âm bass có tần số thấp
Thùng loa gồm một loa cỡ lớn hoặc nhiều loa thành phần cỡ nhỏ. Loa siêu trầm phù hợp để phát nhạc có âm vực trầm, du dương.
-
Loa kiểm âm
Dòng loa kiểm âm sở hữu công suất lớn hơn nhiều so với các loại loa vi tính thường dùng hiện nay. Phần màng bass hết sức được chú trọng trong khâu thiết kế.
Chính vì vậy, âm thanh loa phát ra luôn có độ đầy đặn, trung thực. Ngoài ra, bộ lọc âm luôn có nhiều trang bị hiện đại hơn các loại loa khác.
Phân loại loa sân khấu theo đường tiếng
Theo đường tiếng phát ra, loa dùng cho sân khấu sẽ bao gồm loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng.
Loa sân khấu 3 đường tiếng
-
Loa sân khấu 2 đường tiếng
Đây là kiểu loa sân khấu mini với thiết kế khá nhỏ, không cồng kềnh. Kết cấu loa gồm 3 thành phần chính. Bao gồm:
- Loa bass – mid có vai trò tái hiện dải bass và dải mid
- Loa treble có khả năng tái hiện dải cao tần
- Phân tần thực hiện chức năng phân phối tần số cho hệ thống loa treble và loa bass – mid
Dàn loa sân khấu mini có ưu điểm về kích thước và khối lượng nhỏ nhẹ. Người dùng không gặp khó khăn gì nhiều trong khi di chuyển hay lắp đặt loa. Âm thanh tương đối mượt mà, phù hợp lắp đặt tại sân khấu trong nhà có diện tích nhỏ.
Tuy nhiên, loa 2 đường tiếng lại có nhược điểm là công suất vẫn bị giới hạn. Vì dải mid vẫn còn yếu, đường tiếng của loa chưa khỏe bởi chưa có thiết kế phần loa phụ tách riêng.
-
Loa sân khấu 3 đường tiếng
Loa 3 đường tiếng nói chung dùng để chỉ các loại loa có thiết kế lối ra âm thanh theo 3 đường. Theo đó, 3 lối ra lại ứng với 3 thang tần số (thấp, trung và cao).
Loa sân khấu 3 đường tiếng đã khắc phục được tất cả nhược điểm của loa 2 đường tiếng. Nhược điểm duy nhất của kiểu loa này là giá bán vẫn còn khá cao.
Kinh nghiệm lựa chọn loa sân khấu
Muốn chọn mua được mẫu loa sân khấu phù hợp với yêu cầu sử dụng, khách hàng cần đặc biệt quan tâm đến các thông số kỹ thuật. Bởi phần thông số này sẽ quyết định đến chất lượng âm thanh, hiệu suất hoạt động của dàn loa.
Kinh nghiệm lựa chọn loa sân khấu
Chọn loa có trở kháng cao
Loa âm thanh càng có trở kháng cao bao nhiêu lại càng hoạt động ổn định bấy nhiêu. Trở kháng cao cũng giúp bộ loa kết nối dễ dàng với amply hơn.
Trở kháng cao giúp tăng hiệu quả truyền dẫn âm thanh. Vì thế cho dù người nghe đứng ở khoảng cách xa vẫn nghe rõ âm thanh phát ra. Khi chọn mua loa sân khấu, bạn nên chọn mẫu loa có trở kháng từ 8 Ohm trở lên.
Chọn loa có kích thước bass phù hợp
Kích thước bass loa hiện nay dao động từ 20 đến 50cm. Công suất âm thanh tỷ lệ thuận với kích củ bass. Như vậy, bass càng lớn độ lớn của âm thanh lại tăng lên bấy nhiêu.
Đối với khu vực sân khấu có diện tích dưới 30m2, khách hàng nên chọn loa bass 30 hoặc bass 40. Còn nếu như sân khấu rộng hơn 30m2, loa âm thanh cần có kích thước bass khoảng 50cm.
Lưu ý đến số đường tiếng của loa
Số đường tiếng của loa âm thanh nói chung luôn là 2 hoặc 3. Nếu chọn loa cho sân khấu nhỏ thì bạn có thể chọn loại 2 đường tiếng. Thế nhưng với sân khấu cỡ lớn, loa 3 đường tiếng mới được thích hợp nhất.
Chọn loa có dải tần số phù hợp
Tai người chỉ có khả năng nhận biết âm thanh ở dải tần số từ 20Hz đến 20Khz. Do đó, khi chọn mua loa âm thanh, bạn cần chú tới dải tần số và chọn đúng ngưỡng tần số trong khoảng này.
Loa sân khấu giá bao nhiêu?
Giá loa sân khấu hiện rất khó để đưa ra một con số chính xác. Bởi thị trường mua bán âm thanh sân khấu vẫn luôn có sự biến động theo từng ngày.
Giá bán loa sân khấu rất đa dạng
Phân khúc loa sân khấu giá rẻ từ 10 đến 15 triệu đồng
Với ngân sách từ 10 đến 15, khách hàng nên tham khảo loa thùng giá rẻ của BF hay Domus. Các dòng loa của 2 hãng này có chất lượng khá tốt, kích thước nhỏ, thích hợp dùng trong sân khấu cỡ nhỏ.
Nếu có nhu cầu mua loa giá rẻ, khách hàng vẫn mua loa mới thay vì loa sân khấu cũ thanh lý. Loa sân khấu cũ giá rẻ đã qua sử dụng nên hiệu suất hoạt động không thể như mới.
Phân khúc giá từ 15 đến 20 triệu đồng
Ở phân khúc này, khách hàng đã có thêm nhiều lựa chọn hơn. Gợi ý lý tưởng cho khách hàng là các dòng loa sân khấu Thái Lan hoặc của một số thương hiệu như JBL, YAMAHA, Cat King,..
Phân khúc giá từ 20 đến đến 30 triệu đồng
Loa sân khấu chính hãng giá bán từ 20 đến 30 triệu đồng mặc chưa thể so sánh với loa sân khấu Mỹ xịn. Thế nhưng chất lượng cũng thuộc vào hàng khá đỉnh.
Những dòng loa của JBL, YAMAHA, Nanomax,.. đang rất được ưa chuộng bởi tầm giá vừa phải, chất lượng tốt.
Phân khúc giá từ 30 đến 40 triệu đồng
JBL PRX 415M và Alto BLS 315 là mẫu loa đôi bán chạy tại nhiều đại lý. Chất lượng của chúng hơn hẳn dàn loa sân khấu giá rẻ từ dưới 10 triệu đồng. Tuy nhiên, hai sản phẩm trên vẫn chưa hẳn thuộc phân khúc hành cao cấp mà vẫn nằm ở tầm trung.
Phân khúc từ 40 đến trên 50 triệu đồng
Nếu đang sở hữu 40 đến hơn 50 triệu đồng, khách hàng sẽ có vô số các lựa chọn. Loa sân khấu ở tầm giá này thuộc vào hàng cao cấp nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu,.. Chất lượng không có gì để bàn cãi, đặc biệt phù hợp với mô hình sân khấu lớn.
Top 10 mẫu loa sân khấu nhập khẩu chất lượng giá tốt
-
Loa sân khấu JBL 725
Mẫu JBL 725 được trang bị bộ thùng cao cấp và 725 treble nhập chính hãng từ Mỹ dùng cho sân khấu ngoài trời. Bốn phía của thùng gỗ có độ dày lên đến 24mm. Bộ vỏ cao cấp tạo sự chắc chắn theo thiết bị đồng thời giúp các tiếng bass có độ chắc và ấm hơn.
Loa sân khấu JBL 725
Cường độ âm cực đạt 136 dB SPL peak nghe cực đã tai. Cấu tạo gồm 3 loa với 2 đường tiếng đảm bảo chất lượng âm thanh trung thực. Thiết kế loa dạng đứng với khối lượng 45kg tạo tính đối xứng cao khi đặt trên sân khấu.
Mẫu loa JBL 725 được thiết kế sử dụng trong khu vực hội trường sân khấu diện tích từ 50 đến 100m2. Giá bán hiện tại của cặp loa này là 30.5 triệu đồng, một mức giá chấp nhận được.
-
Loa sân khấu JBL SRX 715
JBL SRX 715 là một trong những mẫu loa sân khấu của JBL bán chạy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này. Thiết kế lưới tản nhiệt ở mặt trước loa giúp hệ thống hoạt động êm ái, không bị quá nóng.
Loa sân khấu JBL SRX 715
Bộ vỏ của loa cấu tạo từ hợp kim nhôm cao cấp bảo vệ khỏi sự xâm nhập của nước. Khả năng chống va đập của JBL SRX 715 khá tốt nhờ vào bộ vỏ chắc chắn.
Trở kháng 8 Ohm lý tưởng với một bộ loa sân khấu. Khối lượng chỉ 22kg rất thuận tiện để người dùng di chuyển và thực hiện thao tác lắp đặt.
Đặc biệt, giá bán của JBL SRX 715 chỉ là 6.6 triệu đồng. Mẫu loa này được khuyến nghị sử dụng cho không gian hội trường sân khấu có diện tích dưới 80m2.
-
Loa sân khấu SK 401
SK 401 hay Nanomax SK 401 là mẫu loa rất hay sử dụng trong các sân khấu đám cưới. SK 401 sở hữu kiểu dáng nhỏ gọn nhưng rất chắc chắn. Độ nhạy âm 100dB giúp âm thanh phát ra có độ lan tỏa rộng.
Loa sân khấu SK 401
Phần vỏ gỗ plywood dày 18mm lại càng khiến bộ loa nhìn cứng cáp và sang trọng hơn. Lớp vỏ bọc thép phía trong có nhiệm vụ bảo vệ tốt cho phần linh kiện trong loa.
Trong khi sử dụng, người dùng nên kết nối loa với cục đẩy công suất. Muốn âm thanh loa có chất lượng tốt nhất, bạn không nên bật loa ở mức công suất quá cao.
Mẫu loa SK 401 thích hợp lắp đặt ở khu vực sân khấu cỡ nhỏ, nên bố trí đối xứng loa 2 bên để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất. Giá bán của SK 401 hiện chỉ từ 3.2 đến 3.9 triệu đồng. Một mức giá quá hấp dẫn đúng không.
-
Loa sân khấu Kentech SK 1502S
Kentech SK 1502S là mẫu loa hoàn hảo dành cho sân khấu mini. Công suất tối đa đạt 500W chỉ bằng một nửa so với những mẫu loa khác nhưng hiệu suất hoạt động lại rất mạnh mẽ.
Treble sở hữu kích thước 10 × 2cm, bass 3 tấc, củ từ bass kích thước 12.6cm. Độ nhạy của loa đạt từ 40Hz đến 20Khz, cộng với độ nhạy 95dB đảm bảo cung cấp nguồn ăn ổn định chất lượng cao. Thùng loa Kentech chế tạo từ gỗ nhập khẩu cao cấp. Bộ thùng này có khả năng chống nước, chống ẩm mốc nhờ vào lớp sơn bảo vệ chất lượng cao.
-
Loa sân khấu Martin F15
Martin F15 cấu tạo gồm 2 loa với 2 đường tiếng, loa bass kích thước 40cm. Hiện nay, Martin F15 là dòng loa chuyên dùng cho rất khấu hội trường có giá bán hợp lý, hiệu suất hoạt động khá tốt.
Loa sân khấu Martin F15
Dải âm thanh của loa Martin F15 đạt từ 55Hz đến 18Khz (độ chênh lệch thực tế không quá 3Hz). Dải âm tần khá rộng đảm bảo độ truyền tải âm thanh đến tai người nghe.
Với công suất trung bình 400W, công suất cực đại 1600W không quá cao nhưng độ nhạy âm của Martin F15 lại cực tốt khi lên đến 99dB. Độ nhạy cực đại lên tới 129dB giúp âm thanh lan tỏa trong một khu vực diện tích rộng.
Bộ vỏ từ gỗ bạch dương bền đẹp có khả năng chống mối mọt côn trùng xâm nhập. Kết hợp với lớp sơn đen tiêu chuẩn gia tăng tính thẩm mỹ cho bộ loa.
-
Loa sân khấu Peavey SP2
Loa sân khấu Peavey SP2 được nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ. Phiên bản Peavey SP2 có chức năng tái tạo âm thanh và lọc tạp âm cực tốt. Âm thanh mà chiếc loa này phát ra có độ sâu nghe vô cùng đã tai.
Loa sân khấu Peavey SP2 được nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ
Mức trở kháng lý tưởng 8 Ohm đảm bảo khả năng truyền tải âm thanh đến khoảng cách xa. Đặc biệt, Peavey SP2 củ bass và củ treble thuộc vào hàng khủng giúp âm thanh có độ trong và sáng đầy ấn tượng.
Công suất trung bình và tối đa lần lượt là 1000W và 2000W. Khối lượng 37.5kg tương xứng với một mẫu loa sân khấu công suất cao như Peavey SP2. Giá bán chính của Peavey SP2 là 21 triệu đồng.
-
Loa sân khấu Arirang PS 900
Mẫu loa Arirang PS 900 chuyên dùng cho sân khấu tiệc cưới, hội nghị trong nhà, quán bar. Arirang PS 900 có kiểu dáng không quá cầu kỳ nhưng lại rất tinh gọn tạo thuận tiện cho người dùng khi cần di chuyển hoặc lắp đặt.
Góc mở của loa tương rộng giúp âm thanh lan tỏa khắp các ngõ ngách tại khu vực lắp đặt. Công suất 900W không lớn lắm, hoàn toàn thích hợp lắp đặt tại khu vực sân khấu trong nhà có diện tích vừa phải.
Dải tần của Arirang PS 900 đạt từ 40Hz đến 20Khz kết hợp với trở kháng 8 Ohm giúp chất lượng âm thanh thêm hoàn hảo. Độ nhạy 96dB gần tương đương với một số dòng ra sân khấu cao cấp. Giá bán của mẫu loa Arirang PS 900 chỉ khoảng trên 6 triệu đồng. Đây là giá bán rất hấp dẫn với một dàn loa chất lượng như PS 900.
-
Loa sân khấu Bose L1 Compact Wireless
Bose L1 Compact Wireless là một trong những mẫu loa sân khấu tốt nhất hiện nay. Với công suất cao, mẫu loa bose này được thiết kế chuyên dùng cho sân khấu biểu diễn quy mô lớn. Đặc biệt là khu vực sân khấu ngoài trời có diện tích rộng.
Bose L1 Compact Wireless là một trong những mẫu loa sân khấu tốt nhất hiện nay
Điểm nhấn của Bose L1 nằm ở phần thiết kế cực kỳ hiện đại tinh tế. Trong đó, phần chân loa dễ dàng tháo rời và gấp gọn đã giảm đi khối lượng đáng giúp quá trình di chuyển thuận lợi hơn. Ngay cả khi không tháo rời phần chân thì khối lượng của bộ loa này cũng tương đối nhẹ chỉ từ 12kg.
Bose L1 Compact Wireless cho phép kết nối với ứng dụng Bose Soundtouch đây là kho nhạc trực tuyến với bộ sưu tập nhạc phong phú. Sở hữu nhiều điểm nhấn đặc biệt như vậy nên Bose L1 cũng có giá bán lên đến 29 triệu đồng.
-
Loa sân khấu EV EKX-15
Dòng thiết bị loa thùng của thương hiệu Electro - Voice luôn xếp vào hàng đỉnh về khả năng truyền tải âm thanh. Tiêu biểu trong số đó là mẫu EV EKX-15 chuyên sử dụng cho khu vực sân khấu hội trường lớn.
Loa sân khấu EV EKX-15
Trở kháng định mức của EV EKX-15 lên đến 8 Ohm, độ nhạy đạt 96dB. Cụ bass có kích thước 38.1cm, củ treble 3.9cm, cường độ âm thanh đạt 137 dB, dải tần số trải dài từ 62Hz đến 18Khz. Công suất hoạt động linh kiện của EV EKX-15 đạt 600W, công suất hoạt động cực đại lên đến 2400W.
EV EKX-15 nằm trong phân khúc loa sân khấu cao. Do đó, giá bán của mẫu loa này sẽ tương đương với giá trị chất lượng đem đến cho người dùng. Cụ thể, mẫu EV EKX-15 đang được bán với giá trên 47 triệu đồng.
-
Loa sân khấu Nexo PS15
Nexo PS15 là mẫu loa lý tưởng dùng trong các quán bar, phòng karaoke, sân khấu cỡ vừa,.. Bộ loa Nexo PS15 gồm 2 loa với thiết kế đậm chất tối giản, tinh tế. Phần góc họng chĩa xuống phía dưới khiến âm thanh cộng lên toàn bộ phần trần.
Bên cạnh đó, nhờ vào chức năng lọc âm cực tốt đêm đem đến cho người dùng nguồn âm thanh thanh chất lượng cao đầy chân thực. Phần màng loa được phun lớp sơn bảo vệ cao cấp làm tăng đáng kể độ khuếch đại âm thanh ở tần số trung.
Công suất hoạt động liên tục của Nexo PS15 đạt 500W, công suất hoạt động cực đại đạt 2000W. Độ nhạy âm thanh 102 thuộc vào top khá công so với nhiều thiết bị cùng phân khúc. Để sở hữu bộ loa Nexo PS15, khách hàng cần bỏ ra 11.5 triệu đồng. Giá bán 11.5 triệu đồng không hề cao với một bộ loa chất lượng như Nexo PS15.
Giải đáp các thắc mắc khi lựa chọn và sử dụng loa sân khấu
Khách hàng nên mua loa sân khấu chính hãng không phải hàng bãi
-
Có nên mua loa sân khấu hàng bãi không?
Trả lời: Loa sân khấu hàng bãi thường là hàng đã qua sử dụng sau đó bán lại cho một số đại lý. Tiếp theo chúng lại được tân trang lại, sửa chữa một vài lỗi nhỏ. Khi đã sửa chữa lại, nhìn mẫu loa này không khác gì loa mới nhưng hiệu suất hoạt động không thể như lúc mới mua.
Mua loa sân khấu cũ, khách hàng sẽ chỉ cần bỏ ra chưa đến ½ chi phí so với loa mới. Mặc dù vậy chất lượng của thiết bị khó mà đảm bảo như hàng mới. Hơn nữa, các mặt hàng điện tử khi đã qua sử dụng thường tiêu tốn rất nhiều điện năng trong quá trình vận hành.
Mặc dù tiết kiệm được chút ít chi phí ban đầu nhưng người dùng lại phải tốn thêm chi phí vận hành và sửa chữa. Với những phân tích trên, chúng tôi khuyên chân thành khách hàng là không nên mua loa này đã qua sử dụng.
-
Có nên mua loa sân khấu Trung Quốc không?
Trả lời: Một số khách hàng lâu nay vẫn quan niệm hàng Trung Quốc thì không có đồ tốt.. Tuy nhiên, suy nghĩ này không hoàn toàn chính xác và mang tính hơi áp đặt. Bởi loa âm thanh Trung Quốc nếu được sản xuất bởi những thương hiệu có tiếng, không hề thua kém loa của Nhật hay Âu Mỹ.
Các dòng loa sân khấu cao cấp của Soundking hay Bosch có chất lượng khá tốt, phù hợp với nhiều yêu cầu sử dụng. Quan trọng hơn, giá bán sản phẩm của những thương hiệu này rất cạnh tranh.
-
Loa sân khấu có hát được karaoke không?
Trả lời: Loa sân khấu hoàn toàn có thể hát được karaoke. Bởi đây là những thiết bị phục vụ cho nhu cầu trình diễn tại sân khấu, quán bar, phòng hát karaoke,.. Mặc dù vậy nếu lắp đặt tại phòng karaoke tại gia, khách hàng cần chọn loại loa có công suất vừa phải, kết nối dễ dàng với thiết bị ngoại vi.
-
Cách lắp đặt loa sân khấu có khó không?
Trả lời: Cách lắp đặt loa sân khấu có khó hay không còn tùy thuộc vào thiết kế của từng mẫu loa và quy mô của dàn loa bạn muốn lắp đặt. Với dòng loa mini cỡ nhỏ, cách lắp đặt khá đơn giản.
Ngược lại với dòng loa cỡ lớn sử dụng trong sân khấu ngoài trời, cần kết nối với nhiều thiết bị khác khâu lắp đặt sẽ tốn thời gian hơn. Đồng thời, đội ngũ thực hiện chắc chắn không chỉ có một người mà cần phải là một nhóm.
-
Tìm mua loa sân khấu ở đâu ở đâu cho chất lượng?
Trả lời: Khách hàng nên mua loa sân khấu ở đại lý chuyên về thiết bị âm thanh ánh sáng. Hãy ưu tiên đại lý có hệ thống website giới thiệu sản phẩm rõ ràng, thông tin về giá bán cập nhật liên tục. Cùng với đó là các chính sách bảo hành dài lâu.
Obibi là nhà phân phối thiết bị âm thanh ánh sáng hàng đầu tại Việt Nam. Sản phẩm của chúng tôi được nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất, đầy đủ chứng nhận CQ & CQ. Khách hàng được test thử loa thoải mái trước khi mua.
Loa sân khấu gồm rất nhiều chủng loại sản phẩm. Muốn chọn được sản phẩm phù hợp không phải chuyện dễ. Khách hàng cần phải hiểu rõ nhu cầu sử dụng, sự phân loại. Mong rằng, với top 10 mẫu loa dùng cho sân khấu mà obibi hợp, bạn đã có thêm gợi ý mua hàng.