Hệ thống âm thanh phòng họp có tính đặc thù riêng. Chúng rất khác so với hệ thống loa sử dụng trong gia đình hoặc phòng hát karaoke. Vậy nên trong quá trình lựa chọn và lắp đặt dàn âm thanh hội nghị, mọi người cần có chút am hiểu về các thiết bị âm thanh phòng họp.
Âm thanh phòng họp đạt chuẩn rất cần thiết trong một buổi hội thảo, hội nghị. Bởi trong mỗi buổi hội thảo hay hội nghị thường có sự tham gia của nhiều đối tượng.
Âm thanh phòng họp đạt chuẩn rất cần thiết trong một buổi hội thảo, hội nghị
Tại đây, mọi sẽ phát biểu đưa ra thắc mắc, ý kiến phản biện. Để tất cả thành viên trong cuộc họp đó đều nắm bắt được nội dung thảo luận đòi hỏi chất lượng âm thanh trong phòng họp phải rõ ràng chân thực.
Chính bởi những lý do trên mà việc lựa chọn hệ thống thiết bị âm thanh hội nghị cần hết sức chú trọng. Hệ thống âm thanh cần đảm bảo giúp người nghe nắm bắt tốt thông tin, thiết kế gọn nhẹ sang trọng phù hợp với không gian tính chất của các phòng họp.
Hệ thống âm thanh hội nghị hay phòng họp gồm tập hợp thiết bị âm thanh. Chúng vai trò nâng cao chất lượng âm thanh tại một không gian phòng họp nhiều người tham gia.
Các thiết bị âm thanh phòng họp
Mỗi hệ thống âm thanh tại các phòng họp cần lắp đặt sao cho vừa có tính thẩm mỹ cao lại vừa an toàn. Quan trọng hơn, chúng phải giúp nâng cao rõ rệt chất lượng âm thanh. Theo đó, cả người phát biểu và người lắng nghe đều nắm bắt rõ nội dung của cuộc họp.
Một dàn âm thanh phòng họp cần đầy đủ một vài thiết bị cơ bản như loa, micro, âm thanh. Số lượng thiết bị có thể thay đổi tùy vào diện tích và thiết kế đặc thù của từng gian phòng.
Phòng họp không có sân khấu có nghĩa đây chỉ là nơi diễn ra các cuộc bàn luận thông thường, không đan xen tiết mục văn nghệ. Với tính chất đơn giản như vậy, hệ thống thiết bị âm thanh sẽ chỉ bao gồm 4 thiết bị cơ bản. Bao gồm loa, amply, bộ xử lý tín hiệu và micro.
Loa hội thảo
Yêu cầu loa phòng họp khác với loa hát karaoke. Công suất loa chỉ cần vừa phải, không nhất thiết phải quá lớn. Mọi người nên chọn dòng loa có tần số rộng một chút. Bởi loa có tần số càng rộng thì âm lại càng vang xa, giúp mọi người tham gia buổi họp đều nghe rõ nội dung phát biểu.
Amply hội thảo
Bên cạnh hệ thống loa thì amply cũng là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống thiết bị âm thanh hội nghị. Khi lựa chọn, mọi người hãy ưu tiên chọn loại amply có chức năng tùy chỉnh đa dạng.
Amply được trang bị chức năng tùy chỉnh phong phú sẽ tạo thuận tiện khi sử dụng. Theo đó, người dùng có thể điều chỉnh dải âm thanh phù hợp không quá to và cũng không quá nhỏ, phù hợp với người tham gia buổi họp.
Bộ xử lý tín hiệu dùng trong phòng họp cần đảm bảo độ dung và vang số. Trong đó, vang số có nhiệm vụ phối trộn, xử lý các dải âm theo cách chuyên nghiệp. Nhằm đem đến chất lượng âm thanh tốt nhất.
Vang số rất thích hợp với không gian phòng họp tại các văn phòng. Chúng đem đến chất lượng âm thanh rất chân thực, vừa tai của người nghe, không gây cảm giác chói tai.
Hệ thống micro
Dàn micro đóng vai trò như thiết bị thu âm và truyền đến bộ xử lý tín hiệu. Micro dùng trong phòng hội nghị nên là dòng micro chuyên dụng. Dòng micro cổ ngỗng kích thước nhỏ gọn, dễ dàng điều chỉnh đang được nhiều phòng họp sử dụng.
Dạng phòng hội nghị kết hợp sân khấu ngày càng phổ biến. Tại đây, ngoài hoạt động thảo luận thì người ta còn dễ dàng đan xen một vài tiết mục văn nghệ nào đó. Hệ thống âm thanh hội thảo kết hợp phân khấu hệ bao gồm một số thiết bị sau.
Mixer bàn phối trộn âm thanh
Loa phòng cho phòng họp có sân khấu thiết kế gần tương tự với loại loa dùng cho phòng họp thông thường. Tuy nhiên, vì có bố trí thêm sân khấu nên kiểu loa cũng có phần đa dạng hơn.
Dàn loa dùng cho phòng họp có bố trí thêm sân khấu cần đầy đủ cả full và sub. Phần loa full có chức năng phân phối âm thanh dạng chuẩn. Trong khi đó, loa sub lại có nhiệm vụ nâng cao chất lượng tín hiệu âm thanh.
Có thể bao gồm hệ thống loa không dây hoặc có dây. Micro hội thảo không dây dạng cổ ngỗng vẫn được nhiều người ưa chuộng nhất. Bởi loại micro này có chiều cao vừa phải, dễ dàng điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu của người phát biểu.
Bên micro chính cho chủ tọa, mọi người nên bố thêm bộ loa micro phòng họp. Chúng cần lắp đặt đồng bộ, hoạt động ăn ý với các thiết bị khác trong dàn âm thanh.
Cục đẩy công suất
Khác với phòng họp thông thường sẽ dùng đến amply, khi có thêm sân khấu người cần bố trí cục đẩy công suất. Bởi cục đẩy công suất có chức năng nâng cao khả năng hiệu chỉnh âm thanh. Điều này rất cần thiết với dạng phòng họp đa năng.
Đây là thiết bị có chức năng phối trộn và điều chỉnh hiệu ứng âm thanh chuyên nghiệp. Tùy vào tính chất của buổi họp, người ta sẽ thay đổi độ trầm bổng của âm thanh thông qua bàn mixer.
Chắc chắn rằng không phải ai cũng đủ am hiểu để chọn mua dàn âm thanh phòng họp. Bởi chúng đều là những thiết bị khá đặc thù. Nếu không phải dân trong ngành, bạn khó lòng mà lựa chọn được thiết kế phù hợp.
Hiểu rõ sự băn khoăn khi chọn mua dàn âm thanh hội nghị, trong mục này chúng tôi sẽ hướng bạn một vài cách lựa chọn cơ bản nhất.
Yêu cầu của một bộ loa phòng họp chất lượng
Hệ thống loa cần có độ nhạy cao giúp truyền tải đầy đủ và chân thực lượng của âm thanh, Loa đóng vai trò như một thiết bị truyền dẫn âm thanh đến với người nghe. Vậy nên, chất lượng âm thanh phòng họp có tốt hay không phụ tùng rất lớn vào hệ thống loa.
Một dàn âm thanh hội thảo, phòng họp chất lượng cần đáp ứng đầy đủ 3 yêu cầu sau:
Đối với phòng họp có trần thạch cao, mọi người nên lựa chọn kiểu loa âm trần. Bởi đây là kiểu loa có thể gắn chìm vào tư tưởng không chiếm diện tích không gian, tạo tính thẩm mỹ cao cho phòng họp.
Loa âm trần
Loa âm trần khi phát ra âm thanh sẽ không có hiện tượng âm quá cao như dòng loa cỡ lớn. Ngược lại âm thanh lại có độ trầm bổng rất êm dịu dễ nghe. Đồng thời hạn chế tốt tình trạng tần số không ổn định.
Nếu phòng họp không có trần thạch cao, việc lắp đặt loa âm trần sẽ tương đối phức tạp. Lúc này, loa treo tường nhỏ gọn sẽ là giải pháp tối ưu nhất. Loa thiết kế dạng hộp treo tường cho chất lượng âm thanh khá tốt, kiểu dáng hiện đại thích hợp cho nhiều không gian phòng họp.
Loa treo tường phòng họp
Công suất loa sẽ phụ thuộc vào diện tích căn phòng. Các mẫu loa treo tường có công suất từ 10w đến 60w rất thích hợp với không gian phòng hội nghị. Hệ thống loa thường được lắp đặt theo kiểu đối xứng để âm thanh lan rộng khắp gian phòng.
Đây là kiểu loa không gắn lên trần hay tường của phòng họp. Chúng thường được kê dưới sàn hoặc trên sân khấu. Kiểu loa này có tính di động cao, rất thuận tiện để di chuyển và lắp đặt.
Khi chọn mua kiểu loa này, bạn nên ưu tiên những mẫu loa có thiết kế lưới tản nhiệt phía trước. Đồng thời, kết cấu vỏ loa phải chắc chắn, các cổng kết nối bố trí khoa học. Với loa cỡ lớn thì phía dưới chân phải có bố trí hệ bánh xe tạo thuận tiện khi cần di chuyển.
Amply dùng trong phòng họp không khác mấy loại dùng trong phòng hát karaoke hay sân khấu. Khi lựa chọn amply, khách hàng cần chú ý đến công suất của thiết bị.
Trong đó công suất của amply sẽ được tính theo tổng công suất của các bộ loa dùng trong hệ thống cộng lại. Để âm thanh phòng họp có chất lượng tốt nhất, công suất của amply cần lớn hơn tổng công suất của loa từ 500w cho đến 1000w.
Trong mỗi phòng họp cần lắp đặt một hệ thống micro theo số lượng người thường xuyên tham gia buổi họp. Micro cần phải có độ thu âm tốt, điều chỉnh độ cao dễ dàng.
Thiết kế micro không vươn về phía trước quá nhiều khi người dùng phát biểu. Ngoài ra, micro cần phải trang bị chức năng chống hiện tượng rít âm, rú âm, khả năng truyền tải âm thanh tốt để loa hoặc bộ xử lý âm thanh.
Bàn mixer không phải là thiết bị bắt buộc trong hệ thống âm thanh phòng họp. Thế nhưng nếu có thêm bàn mixer chất lượng âm thanh sẽ có sự đồng bộ hơn.
Khi muốn âm thanh nghe trầm hơn hoặc bổng hơn, mixer là thiết bị giúp hỗ trợ tạo hiệu ứng rất hiệu quả. Để phục vụ nhu cầu tại các phòng, dòng mixer digital có số lượng kênh không cần quá nhiều sẽ phù hợp hơn cả.
Loa luôn là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống âm thanh của phòng họp, phòng hội nghị. Do đó, khi thiết kế bố trí loa cho phòng họp, bạn nên ghi nhớ 5 nguyên tắc cơ bản dưới đây.
Cách thiết kế loa cho âm thanh phòng họp chuẩn nhất
Quá trình bố trí loa và vật liệu cách âm phù hợp là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng âm thanh. Tạp âm có thể đến từ hệ thống điều hòa hoặc từ chính các thiết bị âm thanh đang dùng.
Vì thế trước hoặc trong khi diễn ra sự kiện, bạn cần tìm cách xử lý tạp âm. Bạn hãy bật thử loa và nghe từ phía sau mới có thể phát hiện chính xác nguồn tạp âm.
Các chuyên gia âm thanh cho biết, vải có thể khả hấp thụ 70% loại âm bổng treble đồng thời phản hồi tối đa 100% âm bass. Như vậy, nếu dùng chất liệu vải để cách âm thì sẽ giảm được gần như hoàn toàn âm bass.
Mọi người cần biết rằng, âm thanh trong phòng kín hình thành từ âm trực tiếp và âm phản hồi. Cụ thể, âm trực tiếp phát ra ở khoảng cách gần còn âm phản hồi lại phát ra ở khoảng cách xa.
Vậy nên, nếu dùng vải để cách âm, âm phản hồi có xu hướng bị hấp thụ khiến âm thanh có độ mượt hơn cả. Dựa vào đặc điểm này mà khi bố trí hệ thống cách âm trong phòng hội họp, người ta thường hạn chế treo tranh ảnh, đồ vật cứng. Bởi chúng dễ dàng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Một phòng họp tiêu chuẩn phải có diện tích từ 18m2 trở lên. Khoảng cách loa cần bố trí cách nhau ít nhất 3m, cách tường 0.8m. Đồng thời, đặt cách người ngồi từ 3.5m.
Nguyên tắc bố trí loa còn thay đổi dựa vào từng chủng loại loa, diện tích của căn phòng và chiều cao của trần nhà. Trường hợp trần nhà cao trên 3m thì nên lắp loại loa tháp.
Năm nguyên tắc khi lắp đặt loa âm thanh phòng họp bao gồm những điều sau:
Nguyên tắc chung cần nhớ là đặt loa hãy đặt gần với vị trí của Amplifier. Khi đó sự hao tổn công suất sẽ được giảm xuống ngay trên dây loa. Đặc biệt, chất lượng của dây loa cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Hiện nay có những bộ dây loa có giá thành lên đến cả trăm đô la. Chúng có phần lõi làm từ kim loại với khả năng dẫn điện tốt. Tiết diện của dây thiết kế phù hợp với yêu cầu truyền dẫn.
Bên cạnh việc bố trí hay sử dụng đúng cách thì việc bảo quản dàn âm thanh phòng họp cũng rất cần thiết. Tuổi thọ của dàn âm thanh có cao hay không quyết định ở cách người dùng thực hiện bảo quản ra sao.
Khi thời tiết ẩm ướt nên để hệ thống hoạt động ở chế độ chờ
Tại các tỉnh phía Bắc nước ta luôn có một mùa nồm ẩm. Khi đó độ ẩm không khí lên cao khiến nước bị ngưng tụ lại, quá trình bốc hơi diễn ra chậm. Ngay cả không gian trong nhà, các mảng tường hay sàn nhà cũng trở nên ẩm ướt.
Các thiết bị điện tử nói chung trong đó có cả dàn âm thanh phòng họp đều rất nhạy cảm với điều kiện ẩm ướt. Độ ẩm xâm nhập vào trong linh kiện, mối hàng, khe hở micro rất dễ làm cho bảng mạch bị oxy hóa, dẫn đến nhiều hư hỏng.
Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, bạn hãy để dàn âm thanh hoạt động ở chế độ chờ liên tục. Khi đó, thiết bị đã được làm nóng bởi dòng điện, khí ẩm từ bên ngoài vì thế mà không có cơ hội xâm nhập vào linh kiện bên trong.
Song song với đó, bạn nên thường xuyên lau chùi bụi bẩn và sấy khô hệ thống thiết bị định kỳ. Nhằm ngăn ngừa tình trạng hình thành nấm bốc, giúp dàn thiết bị hoạt động ổn định hơn.
Nhiệt độ cao từ thời nắng nóng dễ làm cho hệ thống thiết bị âm thanh phòng họp bị chập cháy. Ngoài ra, nhiệt độ cao còn khiến thiết bị giám nhanh tuổi thọ.
Cách tốt nhất lúc này, người nên không nên để chồng chéo nhiều thiết bị lên nhau. Đồng thời, không nên để hệ thống hoạt động ở chế độ chờ mà nên tắt hẳn khi không sử dụng.
Để tránh bụi bẩn xâm nhập, người dùng cần che đậy dàn âm thanh bằng tấm vải lớn. Hoặc bằng bao da chuyên dùng có kèm theo từng thiết bị.
Đây là thắc mắc của khá nhiều khách hàng khi có nhu cầu lắp đặt âm thanh phòng họp. Để đưa ra một mức giá cụ thể có lẽ hơi khó. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đưa ra từng khoảng giá để khách hàng có nhu cầu tham khảo.
Dàn âm thanh phòng họp có giá thành đa dạng
Với khoảng giá dưới 50 triệu đồng, dàn thiết bị âm thanh vẫn đầy đủ micro, loa, amply và bộ điều khiển. Trong đó, số lượng loa thường là 2 chiếc, 1 bộ amply trung tâm.
Số lượng micro tùy vào yêu cầu sử dụng của từng khách hàng nhưng thường không vượt quá 20 chiếc. Bởi dàn loa giá dưới 50 triệu đồng sẽ phục vụ cho phòng họp có diện tích không quá rộng.
Dàn âm thanh phòng họp giá từ 50 đến 100 triệu đồng có thể dùng cho không gian phòng hội nghị tại các cơ quan hành chính. Số lượng loa hộp thường là 4 chiếc, 1 bộ điều khiển trung tâm, 1 amply.
Vì phục vụ cho phòng họp có diện tích khá rộng nên số lượng micro có thể lên đến 20. Ngoài 20 micro nhỏ cho thành viên tham gia cuộc họp, nhà sản xuất còn trang bị thêm một bộ micro cho chủ tọa.
Về cơ bản dàn âm thanh phòng họp giá từ 100 đến 200 triệu đồng vẫn đầy đủ các thành phần cơ bản như micro, amply, loa, bộ xử lý âm thanh. Tuy nhiên, số lượng loa và micro sẽ nhiều hơn các bộ thiết dưới 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, công suất hoạt động của từng thiết bị chắc chắn khá cao. Nhằm phục vụ cho không gian phòng hội nghị có diện tích lên đến cả vài trăm mét vuông.
Dàn âm thanh phòng họp giá từ 200 đến 300 triệu đồng có thể phục vụ cho một không gian có diện tích lên 1500m2. Bên cạnh một số thiết bị cơ bản, những dàn âm thanh này còn được bố trí theo hệ thống các cục đẩy công suất.
Với dàn âm thanh quy mô như vậy sẽ phù hợp dùng cho phòng hội trường lớn. Ví dụ như tại các sư đoàn, giảng đường lớn.
Đây là những dàn âm thanh cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài. Từng thiết bị trong hệ thống âm thanh phòng họp này đều là hàng cao cấp. Chúng có khả năng phục vụ cho không gian hội nghị có diện tích lên đến cả ngàn mét vuông.
Đương nhiên chất lượng âm thanh của những bộ thiết bị này luôn thuộc vào hàng đỉnh. Hoàn toàn xứng tầm với giá tiền mà khách hàng phải bỏ ra. m thanh có độ vang và rõ nét với phòng hội nghị có quy mô đến cả ngàn người tham gia.
Dàn âm thanh phòng họp sử dụng loa Bose cao cấp
Bộ thiết bị dàn âm thanh phòng họp OBT-605 bao gồm có 12 loa âm trần công suất 10w. Bên cạnh đó còn là một bộ micro không dây Weisre PGX58, 1 micro dạng ngỗng OBT-8052A cho chủ tọa và 1 amply.
Giá bán của bộ âm thanh OBT-605 này chỉ là 12 triệu đồng. Bộ thiết bị được thiết kế cho phòng họp có diện tích từ 70 đến 100m2.
Dàn âm thanh OBT-811 gồm có 6 loa âm thanh công suất 40w có thiết kế gọn nhẹ, hiện đại. Ngoài ra lạ bộ amply OBT-6250, 1 bộ micro không dây Weisre PGX58 và 1 micro cổ ngỗng OBT-8052A dành riêng cho chủ tọa.
Bộ thiết bị âm thanh OBT-811 thích hợp lắp đặt cho không gian phòng họp có diện tích từ 70 đến 130m2. Giá bán của bộ thiết bị này chỉ là 15 triệu đồng.
Thương hiệu Bose đến từ Hoa Kỳ lâu nay vẫn được người dùng biết đến nhiều dòng loa âm thanh chất lượng. Loa Bose đang về chủng loại, thiết kế hết sức đẳng cấp. Chính vì vậy tại các phòng họp lớn, người ta rất thích dùng loa Bose.
Dàn âm thanh phòng họp sử dụng loa Bose được trang bị 4 loa âm trần phiên bản Bose Freespace DS 16 F. Đặc biệt, trong bộ thiết bị này còn có bộ amply LA-1600 có khả năng chống hú cực tốt và 1 bộ micro không dây OBT- PA900.
Giá bán của bộ thiết bị chất lượng này là 22 triệu đồng. Mức giá này không hề cao, phù hợp với nhu cầu sử dụng của phần đông khách hàng. Dàn loa âm thanh sử dụng loa Bose Free Space DS16F thích hợp dùng cho phòng có diện tích từ 100 đến 130m2.
Bạn có nhu cầu hệ thống âm thanh hội thảo Bosch? Vậy có lẽ bộ thiết bị sử dụng hệ thống 6 loa hộp bosch LB2-UC30-L1 công suất 30w là gợi ý bạn nên tham khảo. Ngoài 6 loa hộp, bộ thiết bị này còn có một thành phần cơ bản sau:
Tổng giá trị của bộ thiết bị trên là 100.8 triệu đồng. Dàn âm thanh Bosch mặc dù có giá thành khá cao nhưng lại dùng được trong phòng họp diện tích rộng. Khả năng thu và phát âm cực tốt, độ bền cao và thuận tiện khi sử dụng.
Đối thủ xứng tầm của dàn âm thanh hội thảo Bosch chính là đại diện đến từ hãng TOA. Bộ thiết bị này phòng họp này bao gồm:
Giá thành của dàn âm thanh dành cho phòng hội thảo TOA mà chúng tôi vừa giới thiệu có giá 100.3 triệu đồng. Bộ thiết bị này dùng được cho các gian phòng họp có diện tích vài trăm mét vuông. Chất lượng thu và phát âm thanh cũng thuộc vào hàng top.
Đây là một trong những dàn âm thanh cho phòng hội thảo cao cấp nhất hiện nay. Bộ thiết bị này có khả năng điểm danh người đã phát biểu qua thẻ, ghi lại hình ảnh bằng video của người đang nói.
Cấu thành nên bộ thiết bị cao cấp này bao gồm:
Bộ thiết bị âm thanh OBT-6000 thiết bị dành riêng cho dạng phòng họp, phòng hội thảo cấp cao. Trong mỗi chiếc micro đã có sẵn 1 tai nghe và 1 thẻ điểm danh phát biểu. Khả năng thu âm của micro siêu đỉnh, chất lượng âm thanh phát ra loa không chê vào được.
Với những trang tiên tiến bậc nhất, bộ thiết bị âm thanh OBT-6000 có giá bán lên đến 220 triệu đồng. Mức giá dường như khá cao nhưng chất lượng lại hoàn toàn tương xứng với giá bán.
Nên mua hệ thống âm thanh phòng họp mới thay vì đi thuê
Trả lời: Tốt nhất khách hàng văn nên mua mới hệ thống âm thanh cho phòng họp, phòng hội thảo. Bởi những bộ thiết bị đã qua sử dụng thường mới được cho thuê. Chúng không còn duy trì tốt chức năng như ban đầu. Hơn nữa, thiết bị âm thanh cũ thường tiêu tốn rất nhiều điện năng, rất hay bị trục trặc.
Mặt khác, vào những mùa cao điểm tổ chức sự kiện như dịp cuối năm, nhu cầu thuê thiết bị âm thanh là rất lớn. Nếu không đặt trước, khách hàng khó mà tìm được bộ thiết bị ưng ý phù hợp nhất. Nói chung, mua mới thiết bị vẫn là chủ động cho người dùng.
Trả lời: Loa âm thanh là thiết bị quan trọng nhất trong mỗi bộ thiết bị âm thanh phòng họp. Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất loa âm thanh nổi tiếng đã có sản phẩm xâm nhập thị trường Việt Nam.
Để đánh giá chất lượng loa có tốt hay không sẽ quyết định bởi nhiều yếu tố. Với dòng loa dùng cho phòng họp chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn những thương hiệu có tiếng như Bosch, JBL, Bose, TOA, OBT, Martin,.. Đây là các hãng sản xuất loa sở hữu nhiều dòng sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt.
Trả lời: Nếu có điều kiện, tốt nhất khách hàng nên mua mới hệ thống âm thanh phòng họp. Vì mua thiết bị điện tử cũ, khách hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Hàng cũ đương nhiên không được bảo hành hoặc nếu có thì cũng rất ngắn.
Chưa kể đến khi vận hành hệ thống thiết bị cũ kỹ lỗi thời, lượng điện năng mà chúng tiêu thụ sẽ rất lớn. Khách hàng mua rẻ hóa ra lại thành đắt. Vì chi phí tiền điện và tiền sửa chữa thậm chí còn cao hơn là mua mới.
Trả lời: Lắp đặt âm thanh hội thảo không phải quá phức tạp như mọi người vẫn nghĩ. Tất nhiên là đối với những hội trường lớn, quy trình bố trí lắp đặt sẽ đòi hỏi kỹ thuật cao hơn đôi chút. Tuy nhiên, phần khó nhất sẽ do bên cung cấp bộ thiết bị chịu trách nhiệm.
Còn với những dàn âm thanh đơn giản, dùng cho phòng họp trên dưới 100m, bạn có thể thực hiện lắp đặt theo các bước hướng dẫn sau:
Trả lời: Người dùng có thể dùng khăn khô hoặc máy hút bụi làm sạch bụi bẩn trên thiết bị. Lưu ý, cần vệ sinh kỹ hệ thống cổng kết nối.
Trên đây là phần tổng quan thông tin cần biết về hệ thống âm thanh phòng họp mà chúng tôi đã tổng hợp đến bạn đọc. Mong rằng với những kiến thức cơ bản có thể giúp bạn hiểu rõ và tự tin hơn khi cho mua hệ thống thiết bị âm thanh cho phòng họp, phòng hội nghị!